Nhà phê bình kiêm lý luận văn học nổi tiếng người Pháp Roland Barthes từng nói: "Một cái tên [trong văn chương] luôn cần được phân tích kỹ lưỡng, bởi tên chính là vị chúa trùm của những biểu tượng." Trong trường hợp các nhân vật trong Hồng Lâu Mộng, tầm quan trọng của tên nhân vật lại càng rõ rệt hơn hết. Chi Nghiễn Trai là người đầu tiên quan tâm đến ý nghĩa đằng sau những cái tên trong Hồng Lâu Mộng. Đến thế kỉ 19, tác phẩm Hồng Lâu Mộng tuỳ bút (khuyết danh) lại tiếp tục đào sâu vào chủ đề hết sức thú vị này. Tính chất đặc biệt của tiếng Trung Quốc với vô số từ đồng âm hoặc hài âm đã biến công việc nghiên cứu Hồng Lâu Mộng trở thành một trò chơi tìm kho báu, qua đó tên nhân vật trở thành chìa khoá để mở những tầng lớp sâu xa của tác phẩm. Tạm thời có thể chia thành mấy loại:
Jenny Art
My impassioned garden of words
Wednesday, May 22, 2019
Tuesday, July 31, 2018
THE VEILED CHRIST: tấm vải liệm bằng đá hay bằng vải?
Điêu khắc cũng là một nhánh của nghệ thuật thị giác nhưng không “nổi bần bật” như hội hoạ, không có tính ứng dụng cao như kiến trúc và thiết kế, không phổ biến như phim ảnh. Bởi thế mà độ phủ sóng của điêu khắc còn chưa cao so với các ngành nghệ thuật khác. Chưa kể việc cảm nhận một tác phẩm điêu khắc bị hạn chế rất nhiều nếu ta không thể đến tận nơi ngắm nó. Đó quả là một điều đáng tiếc.
Mỗi khi đi bảo tàng nước ngoài tôi luôn thích xem các tác phẩm điêu khắc vì tính ba chiều của chúng, thật sống động và nhiều cảm xúc. Trong bài này, thay vì nói đến những kiệt tác vốn đã quá nổi tiếng (David, Nefertiti, The Thinker,…) tôi muốn viết về 5 tác phẩm hay ho mà chưa nhiều người biết đến. Những câu chuyện liên quan đến chúng cũng rất thú vị.
Bài 1. The Veiled Christ
Sunday, June 3, 2018
Võ Lâm Ngũ Bá: ai xứng làm phu quân?
Cách đây mấy hôm vô tình đọc được hai câu thơ lục bát trên mạng: “Lấy chồng hãy chọn Đông Tà. Đừng yêu Bắc Cái không nhà không xe.” Trong bụng chợt nghĩ trong năm đại cao thủ võ lâm Đông Tà, Tây, Độc, Nam Đế, Bắc Cái, Trung Thần Thông, ai là người đáng chọn làm phu quân nhất? Hôm nay rỗi rãi thử làm một bài tổng kết. Vốn chẳng có ý tứ sâu xa gì, lại dám mạo muội đem tiêu chuẩn kết hôn thế kỉ 21 áp vào võ lâm ngũ bá đời nhà Tống, hy vọng không khiến mếch lòng các chư vị anh hùng.
Saturday, May 5, 2018
Bảo Ngọc và mệnh Thổ: Hiền như đất, gieo rắc yêu và khổ
Nhân vật thuộc hành Thổ trong Hồng Lâu Mộng cũng là nam chính duy nhất của tác phẩm – Giả Bảo Ngọc. Thổ là đất, mà bản mệnh của Bảo Ngọc chính là một hòn đá. Truyện đã nói rõ:
Khi xưa Nữ Oa luyện đá vá trời ở đỉnh Vô Kê trên núi Đại Hoang, luyện được ba vạn sáu nghìn năm trăm linh một viên, mỗi viên cao mười hai trượng, vuông hai mươi bốn trượng. Nhưng bà chỉ dùng ba vạn sáu nghìn năm trăm viên, còn thừa một viên bỏ lại ở chân núi Thanh Ngạnh. Ngờ đâu viên đá này từ khi được luyện, đã có linh tính. Nhân thấy những viên đá khác được đem vá trời, còn mình vô tài, bị loại, nó rất tủi hận, ngày đêm kêu khóc buồn rầu.
Phượng Thư và mệnh Hỏa: Nội vụ hai tay hai dao
Nhân vật tiếp theo trong Ngũ hành là Vương Hy Phượng, thuộc mệnh Hỏa. Trước khi phân tích kỹ hơn, xin phép nói sơ lược về sự tiến triển trong cách nhìn của độc giả đối với Vương Hy Phượng.
Vương Hy Phượng, hay còn được gọi với cái tên Phượng Thư, Phượng ớt (lạt tử) là nữ nhân quan trọng thứ ba trong Hồng Lâu Mộng. Từ thế kỷ 19 đổ về trước, xu hướng chung coi Phượng Thư là nhân vật phản diện, thường so sánh nàng với Tào Tháo. Thế nhưng bước sang thể kỷ 20, Phượng Thư được các nhà phê bình “xét lại” với cái nhìn đa chiều hơn, sự ái mộ của người đọc với nàng cũng từ đó tăng theo. Một cuộc khảo sát vào năm 1935 của giáo sư văn học Triệu Cảnh Thâm tại đại học Phúc Đán, Thượng Hải cho thấy Phượng Thư được yêu thích chỉ sau Bảo Thoa và Đại Ngọc. Tầm ảnh hưởng của Phượng Thư với văn hóa đương đại Trung Quốc có không ít phần là nhờ yếu tố chính trị, có thể kể ra ba lý do chủ đạo:
Bảo Thoa và mệnh Kim: hoa mai ấm trong tuyết lạnh
Nhân vật nữ quan trọng thứ hai trong Hồng Lâu Mộng là Tiết Bảo Thoa, thuộc mệnh Kim. Tên nàng có nghĩa là chiếc thoa quý, trên cổ lại đeo chiếc khóa vàng khắc tám chữ bất ly bất khí, phương linh vĩnh kế. Tám chữ này hợp với tám chữ trên viên ngọc của Bảo Ngọc mạc thất mạc vong, tiên thọ hằng xương, vì thế cuộc hôn nhân của hai người bọn họ còn được gọi là kim ngọc lương duyên. Theo bài thơ ở đầu hồi thứ 8 thì Bảo Thoa chính là “kim nương” sánh vai cùng “ngọc lang” Bảo Ngọc. Trong ngũ phúc (Thọ, Khang, Ninh, Phú, Quý) thì mệnh Kim ứng vào Phú, vì vậy gia tộc Bảo Thoa giàu có ức vạn. Tuy nhiên các sự kiện trong Hồng Lâu Mộnghầu hết đều tuân theo quy tắc “vật cực tất phản” nên tài sản nhà Bảo Thoa rốt cuộc cũng tiêu tán hết.
Sunday, December 17, 2017
Đại Ngọc và mệnh Mộc: sống như cây và chết cũng như cây
Theo triết học Trung Hoa, ngũ hành là năm nguyên tố cơ bản tạo nên vạn vật trong vũ trụ: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Thuyết ngũ hành diễn giải mối quan hệ và sự phát triển của con người, trời đất, cỏ cây, sự vật,… dựa trên hai nguyên lý chính là tương sinh, tương khắc. Ở bài này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các nhân vật chính của Hồng Lâu Mộng và vị trí của họ theo ngũ hành.
Khối ngọc trong nồi đất: Đông Pha nhục và Kim bài khâu nhục
Tuy đã từng nhắc qua đến Đông Pha nhục, nhưng sau khi ghé thăm Hàng Châu, lại muốn phân tích kỹ hơn về món ăn này. Đông Pha nhục gắn liền với Hàng Châu, một địa điểm vừa có bề dày lịch sử vừa đẹp đẽ, thơ mộng. Hàng Châu là thủ phủ tỉnh Chiết Giang, nổi tiếng với Tây Hồ huyền ảo (được coi là hóa thân của nàng Tây Thi) và miếu thờ Nhạc Phi.
Du ngoạn ở Hàng Châu giống như lạc vào một khu rừng cổ tích: phố xá được bao bọc bởi những tán cây cao vút, mát rượi làm thư thái tâm hồn. Hơn 700 trà quán xinh xắn rải rác khắp thành phố khiến người ta có cảm giác đi ngược thời gian. Chẳng thế mà người Trung Quốc có câu: “Trên trời có thiên đàng, dưới đất có Tô, Hàng (Tô Châu, Hàng Châu)”.
Tiết Bảo Thoa: “lãnh mỹ nhân” giấu kín trái tim nóng
Tiết Bảo Thoa, như chúng ta đã từng bàn ở đây, có thể được coi là một “lãnh mỹ nhân” (người đẹp lạnh lùng) điển hình. Từ cái tên (Tiết đồng âm với tuyết), nơi ở (được ví như một hang tuyết: xuedong yiban – tuyết động nhất phần), cho tới món thuốc lạnh lẽo Lãnh hương hoàn, dường như Bảo Thoa là một khối băng thuần túy. Thế nhưng đọc kỹ mà xem, ta sẽ phát hiện thấy bên dưới lớp vỏ giá buốt đó là một trái tim nồng cháy, thậm chí trong Bảo Thoa có hiện diện cả những sắc thái khác nhau của “tình”, của “dục”, và “ý dâm.”
Đối lập với Đại Ngọc buồn giận yêu ghét đều rõ rệt, Bảo Thoa kín đáo hơn. Nếu câu thơ ứng với Đại Ngọc là Ngọc đới lâm trung quải – đai ngọc treo giữa rừng, thì Bảo Thoa là Kim trâm tuyết lý mai – trâm vàng vùi trong tuyết. Người đời có thể nhìn thấy Đại Ngọc, khóc cùng nàng, tôn thờ nàng, còn Bảo Thoa thì sao? Nàng là cành thoa quý bằng vàng vô giá, nhưng đã bị lấp đi dưới lớp tuyết lạnh lẽo. Nàng giấu kín cảm xúc, lặng lẽ im lìm. Chỉ người nào biết giá trị của nàng, lại có lòng tìm kiếm, mới có thể chạm đến phần quý báu, sâu sắc nhất của Bảo Thoa. Nói cách khác, Bảo Thoa mong chờ một người tri kỷ. Tiếc thay cho đến cuối Hồng Lâu Mộng, người đó vẫn không xuất hiện, khiến trâm vàng – bản thể thực sự của Bảo Thoa – mãi mãi không được lộ diện.
Thursday, May 4, 2017
The Breakers: không ai long lanh được suốt ba đời…
Mấy năm trước tôi đã có dịp đến thăm The Breakers – dinh thự mùa hè của Cornelius Vanderbilt II. Khi dạo quanh ngắm nghía nội thất dát vàng la liệt, trong đầu tôi đã nảy ra suy nghĩ: “Nhà này là hợp với Donald Trump lắm đây”. Khu nghỉ dưỡng mùa đông Mar-a-Lago mà Donald Trump sở hữu cũng có nội thất cũng mang nhiều âm hưởng của The Breakers (xin đừng nhầm The Breakers của nhà Vanderbilt với khách sạn The Breakers khu Palm Beach cạnh Mar-a-Lago).
Subscribe to:
Posts (Atom)
-
Nhà phê bình kiêm lý luận văn học nổi tiếng người Pháp Roland Barthes từng nói: "Một cái tên [trong văn chương] luôn cần được phân tíc...
-
Tiết Bảo Thoa, như chúng ta đã từng bàn ở đây , có thể được coi là một “lãnh mỹ nhân” (người đẹp lạnh lùng) điển hình. Từ cái tên (Tiết đồ...
-
Nhân vật Giả Thụy, tên chữ Giả Thiên Tường, là một trường hợp tương đối đặc biệt của Hồng Lâu Mộng . Y xuất hiện ở hồi thứ chín, đến hồi ...