Diệu Ngọc trong Hồng Lâu Mộng là một nhân vật có thân phận cực kì đặc biệt. Trong 80 hồi đầu nàng chỉ ra mặt chính thức trong có hai hồi 41 và 76. Người đọc khi nghĩ tới nàng thường chỉ có “à, ni cô xinh đẹp trong Đại Quan Viên”, nhưng ít ai nhận ra rằng nàng là người có trái tim nồng cháy chỉ kém Bảo Ngọc và Đại Ngọc.
Cuộc đời Diệu Ngọc là một cuộc đấu tranh vật lộn với cám dỗ, số phận của nàng bi thảm suy cho cùng cũng chỉ tại một chữ “tình”. Một ni cô, theo lẽ thường đã rũ bỏ hết tục lụy mà lại đa tình đến vậy sao?
Vài lời về thân thế của Diệu Ngọc:
Ngoài ra có một vị sư cô để tóc, tên Diệu Ngọc, là người Tô Châu. Cô này dòng dõi nhà quan, khi bé lắm bệnh, phải làm bao nhiêu hình nhân thế mạng, vẫn không khỏi; sau cùng phải xuất gia vì thế đi tu mà vẫn để tóc. Năm nay cô ta mười tám tuổi, bố mẹ chết cả, chỉ còn có hai người vú và một a hoàn hầu hạ. Cô này chữ nghĩa rất thông, kinh kệ thuộc lòng, người lại đẹp.
Mới nghe qua, tưởng chừng Diệu Ngọc là một tấm gương sáng trong Phật môn, nhưng nhìn kỹ thì không hẳn. Một, mục đích tu hành của Diệu Ngọc không vì đam mê kinh kệ, càng không vì yêu mến cửa thiền, mà để cầu sức khỏe – một mục đích mang tính cá nhân và… chẳng liên quan gì đến Phật pháp lắm. Hai là, người đi tu phải “một hạt gạo cũng nhặt bỏ mồm, một sợi tơ cũng khoác che thân” nhưng Diệu Ngọc lại có đến ba, bốn kẻ hầu người hạ, vẫn giữ lối sống con nhà tiểu thư.
Ngoài ra, đã tu hành thì nên coi mọi thứ là không, thân thể chỉ là cái túi da, nhưng Diệu Ngọc vẫn gắn bó với mái tóc của mình. Bộ tóc mây mượt mà là nét đẹp của người phụ nữ, Diệu Ngọc rõ ràng vẫn còn sân si với đời nên không nỡ từ bỏ nhan sắc của mình. Nhìn một cách rộng hơn, mái tóc mỗi người biểu tượng cho sợi dây liên kết với thế giới trần tục và tình cảm trai gái. Các đôi tình nhân thường tặng nhau món tóc làm tin. Khi Liễu Tương Liên và Uyên Ương thề dứt bỏ tình ái đều cắt tóc. Bảo Ngọc và Tích Xuân khi đi tu thì cạo trọc đầu. Diệu Ngọc thân nhờ cửa Phật nhưng vẫn giữ mái tóc, chứng tỏ nàng ta vẫn “chân trong chân ngoài,” chưa một lòng một dạ với việc tu hành, đúng như Hình Tụ Yên nhận xét, “Thực đúng như tục ngữ nói: ‘Sư không phải sư, tục không phải tục, gái không phải gái, trai không phải trai’, chẳng ra nghĩa lý gì cả! “
Điều đáng nói thứ hai về Diệu Ngọc là tính cách kiêu kỳ, cao ngạo. Diệu Ngọc tự nghĩ mình là con gái nhà quan, không chịu lời hiệu triệu của kẻ khác, khiến Vương phu nhân phải đích thân viết thư mời mới chịu đến, bản thân lại ưa sạch sẽ đến mức bệnh hoạn. Xin đọc đoạn sau:
Giả mẫu uống nước xong, dẫn già Lưu đến am Lũng Thúy. Diệu Ngọc đón chào. Mọi người vào đến sân, thấy hoa tươi cây tốt, Giả mẫu cười nói:
– Bọn họ tu hành rỗi việc, hay sửa sang, trông đẹp hơn các nơi nhiều.
Vừa nói vừa đi lên thiền đường bên đông. Diệu Ngọc cười mời vào trong nhà, Giả mẫu nói:
– Chúng tôi vừa uống rượn, ăn thịt xong, trong nhà thờ Phật vào sợ mắc tội; ngồi ở đây thôi. Người cứ mang trà ngon ra, chúng tôi uống một chén rồi đi.
Bảo Ngọc để ý xem cách tiếp đãi của Diệu Ngọc như thế nào, thấy Diệu Ngọc mang cái khay nhỏ kiểu hoa hải đường, sơn bốn chữ vàng “vân long hiến thọ”, trong đặt một cái chén sứ Châu Thành năm màu dâng lên.
[…]
Diệu Ngọc kéo áo Bảo Thoa và Đại Ngọc đi ra. Bảo Ngọc cũng khe khẽ đi theo. Diệu Ngọc mời hai người vào buồng bên cạnh. Bảo Thoa ngồi ở trên giường, Đại Ngọc ngồi ở chiếu tụng kinh của Diệu Ngọc. Diệu Ngọc lấy bếp lò đun nước, pha một ấm trà khác. Bảo Ngọc khẽ chạy đến, cười nói:
– Các cô uống trà riêng đấy à?
Hai người đều cười nói:
– Anh lại đến uống gạ! Đây không có trà cho anh uống đâu.
Diệu Ngọc đang định ra lấy chén, thấy bà già đã thu dọn ấm chén ở ngoài sân. Diệu Ngọc vội nói:
– Đừng cất cái chén sứ Châu Thành vội, hãy để ở ngoài ấy.
Bảo Ngọc hiểu ý, biết là già Lưu uống chén ấy, sợ bẩn nên cô ta không dùng nữa. Sau Diệu Ngọc lại mang hai cái chén khác ra, một cái có quai, trên khắc ba chữ lệ “cô kiều trác”(2), bên cạnh có một hàng chữ nhỏ, viết chân phương “Vương Khải trân ngoạn”(3); lại có một hàng chữ nhỏ nữa viết “Tống Nguyên Phong ngũ niên tứ nguyệt My Sơn Tô Thức kiến ư bí phủ”(4). Diệu Ngọc rót một chén đưa cho Bảo Thoa. Còn một chén dáng như cái bát nhưng mà nhỏ, cũng có ba chữ “điểm tế kiều”(5) khắc lối triện. Diệu Ngọc pha trà vào chén và đưa mời Đại Ngọc, rồi lấy cái chén ngọc xanh của mình thường dùng pha cho Bảo Ngọc. Bảo Ngọc cười nói:
– Người ta thường nói “thế pháp bình đẳng”(6), sao hai cô được dùng đồ cổ quý, mà tôi lại phải dùng đồ tục này?
Diệu Ngọc nói:
– Thế là đồ tục à? Không phải tôi nói liều đâu, nhà cậu chưa chắc đã tìm ra được cái đồ tục này!
– Tục ngữ nói “Vào làng phải theo làng”, đến đây thì nhưng đồ vàng ngọc châu báu đều cho là tục cả.
Diệu Ngọc nghe nói thích lắm, lại lấy ra một cái chén lớn làm bằng gốc trúc chạm rồng cuộn ngoằn ngoèo nhiều khúc, cười nói:
– Chỉ còn có một cái chén nhớn này thôi, cậu có thể uống hết được không?
– Uống hết được.
– Dù uống hết, cũng chẳng phí trà đâu cho cậu uống. Cậu không nghe người ta nói: “Uống chén thứ nhất là để thưởng thức mùi vị trà, chén thứ hai là phường ngu xuẩn uống cho khỏi khát, đến chén thứ ba là con trâu con lừa uống rồi”. Bây giờ cậu uống cả một chén lớn này còn ra cái gì nữa.
Bảo Thoa, Đại Ngọc và Bảo Ngọc nghe xong đều cười ầm lên. Diệu Ngọc cầm bình nước chỉ rót độ một chén con vào chén lớn, Bảo Ngọc nhấm nháp từng tí, thấy hương vị mát nhẹ, khen ngợi không ngớt. Diệu Ngọc nghiêm nét mặt nói:
– Cậu nhờ phúc của hai cô mới được uống trà này, chứ một mình cậu thì tôi không mời đâu.
Bảo Ngọc cười nói:
– Tôi biết lắm, vì thế tôi không cám ơn người, chỉ cám ơn hai cô thôi.
Diệu Ngọc nói: “Đúng đấy”.
Đại Ngọc hỏi:
– Đây cũng là nước mưa năm ngoái phải không?
Diệu Ngọc cười nhạt:
– Cô mà lại là người rất tục, ngay nước uống không biết nếm. Đó là tuyết ở trên hoa mai mà năm năm về trước tôi lấy ở chùa Huyền Mộ Bàn Hương đấy, chỉ chứa được đầy một lọ hoa màu xanh thôi. Tôi chôn xuống đất để dành mãi, không uống, đến hè năm nay mới đào lên. Tôi chỉ uống một lần, nay là lần thứ hai cô nếm cũng không biết à? Nước mưa năm ngoái làm gì có hương vị mát dịu như thế? Uống thế nào được?
Bảo Thoa biết Diệu Ngọc có tính dở hơi, không thích nói nhiều, cũng không thích ngồi lâu; uống nước xong, rủ Đại Ngọc đi ra. Bảo Ngọc nói với Diệu Ngọc:
– Cái chén bà già uống lúc nãy, tuy bẩn, nhưng vất đi thật đáng tiếc! Cứ ý tôi, nên cho bà già nghèo ấy đem bán cũng có thể sống qua ngày. Người thấy có được không?
Diệu Ngọc nghĩ một lúc gật đầu nói:
– Thôi được. May tôi chưa uống đến cái chén ấy bao giờ. Đã uống rồi thì tôi đập đi, không khi nào đem cho bà ấy. Cậu muốn cho bà ấy, xin mang ngay đi.
– Như thế là phải. Khi nào người lại thèm nói chuyện với bà ấy? Nếu nói chuyện với bà ta thì người cũng bị bẩn lây. Cứ đưa cho tôi là được.
Diệu Ngọc sai người mang cái chén đưa cho Bảo Ngọc, Bảo ngọc cầm lấy rồi nói:
– Khi chúng tôi ra về, sẽ bảo mấy đứa hầu nhỏ ra sông gánh mấy thùng nước rửa nhà, có được không?
– Thế thì tốt. Nhưng cậu dặn họ, gánh nước về cứ để ở chân tường ngoài cửa thôi, đừng mang vào đây.
– Đúng thế.
Rồi Bảo Ngọc cầm lấy cái chén đưa cho người nhà Giả mẫu và bảo:
– Ngày mai già Lưu về, mày đưa cái này cho già ấy.
Ngay lúc đó, Giả mẫu đã ra, muốn về. Diệu Ngọc cũng không giữ lại, đưa Giả mẫu ra đến cửa ngoài, rồi quay lại đóng cửa.
Đoạn này quả thật rất thú vị. Ở hồi 40, khi Giả mẫu đến thăm Hành Vu uyển của Bảo Thoa thì thấy: “Những cỏ lạ dây tiên, càng lạnh bao nhiêu thì lại càng xanh tốt bấy nhiêu…Vào đến trong nhà, thấy trắng tinh không có một thứ đồ chơi nào cả.” Tào Tuyết Cần vốn khéo mượn cảnh để nói người, ông tả Hành Vu uyển để khắc hoạ đươc tính cách lãnh đạm của Bảo Thoa. Ở đây thì ngược lại, Diệu Ngọc tuy là ni cô nhưng “hoa tươi cây tốt” trong nhà thì có “khay nhỏ kiểu hoa hải đường, sơn bốn chữ vàng ‘vân long hiến thọ’, trong đặt một cái chén sứ Châu Thành năm màu”, loè loẹt chẳng khác gì nhà trưởng giả. Rồi Diệu Ngọc không để bà già uống chén của mình, nhưng lại uống cùng chén với Bảo Ngọc, chứng tỏ nàng đã có cảm tình đặc biệt với cậu ta. Diệu Ngọc tu nhưng chỉ là tu… ngoài miệng chứ còn lâu đạt đến độ tiêu diêu thoát tục. Thế nhưng nàng ta lại rất thích tỏ ra hơn đời, rằng ta đây thanh sạch, cư xử khác thường. Sự giả dối của Diệu Ngọc không qua được mắt Bảo Thoa, nên nàng không ưa Diệu Ngọc cũng phải. Cả Lý Hoàn cũng từng nói là ghét Diệu Ngọc. Sự kỳ thị của Diệu Ngọc với già Lưu tội nghiệp càng khiến người đọc thấy Diệu Ngọc cao quý thì ít mà hợm hĩnh thì nhiều. Già Lưu là một bà già nghèo khổ nhưng tấm lòng rất trong sạch, tuy nhiên Diệu Ngọc chỉ nhìn thấy vẻ ngoài lam lũ của bà mà coi thường; đây là chỗ chưa giác ngộ của nàng ta.
Bi kịch thật sự của Diệu Ngọc bắt đầu khi nàng ta bắt đầu động lòng phàm trần. Bảo Ngọc chính là làn gió xuân thổi vào mặt ao phẳng lặng của nàng. Những người không tin rằng Diệu Ngọc có một tâm hồn yêu đương cuồng nhiệt chỉ cần nhìn vào loài hoa biểu trưng cho nàng. Đại Ngọc nhìn hoa đào rụng thì thương hoa rồi liên tưởng đến thân phận của mình mà làm bài “Táng hoa từ“, màu hồng nhạt của hoa ứng với tâm tình thiếu nữ vừa rung động của cô lâm. Diệu Ngọc thì sao?
Bảo Ngọc đi đến dưới dốc núi vừa vòng qua chân núi, đã ngửi thấy mùi hương lạnh. Quay lại, am Lũng Thúy của Diệu Ngọc ngay đó có mấy chục cây hồng mai, đỏ thắm như son, chiếu xuống màn tuyết càng thêm chói lọi, trông rất đẹp mắt.
Trong Hồng Lâu Mộng một bông hoa một chiếc lá cũng có tình là vậy. Diệu Ngọc tuy thân ở chốn tu hành lạnh lẽo (tuyết) nhưng cảm xúc trai gái trong lòng nàng đã bắt đầu trỗi dậy cuồng nhiệt chẳng khác nào những cây hồng mai rực rỡ kia, không cách nào ngăn nổi. Màu hồng mai đỏ đậm hơn màu hoa đào là hàm ý rằng Diệu Ngọc còn khao khát yêu đương hơn Đại Ngọc. Tên Diệu Ngọc có nghĩa là viên ngọc kì diệu, nhưng chữ Ngọc (玉) lại đồng âm với chữ Dục (慾). Tào Tuyết Cần gửi Diệu Ngọc vào chốn thiền môn, nhưng vẫn để nàng mang trong mình dục vọng. Khi Bảo Ngọc nằm mộng tới Thái Hư ảo cảnh có thấy gặp bốn nàng tiên – Si Mộng tiên cô, Chung Tình đại sĩ, Dẫn Sầu kim nữ, Độ Hận bồ đề. Bốn người này chính là hiện thân trên trời của bốn tiểu thư bầu bạn với Bảo Ngọc dưới cõi trần: Đại Ngọc, Bảo Thoa, Tương Vân, Diệu Ngọc. Danh hiệu “Độ Hận bồ đề” chính dành cho người đi tu Diệu Ngọc.
Các chị em trong Đại Quan viên đã bắt Bảo Ngọc đi “phỏng Diệu Ngọc khất hồng mai.” Tào Tuyết Cần không mô tả cuộc gặp gỡ xin cành hồng mai của Bảo Ngọc với Diệu Ngọc ra sao, người đọc chỉ có thể… đoán mò. Nhưng một điều chắc chắn: sau cuộc gặp gỡ lần thứ hai đó, tình cảm Diệu Ngọc dành cho Bảo Ngọc đã phát triển lên một tầng cao mới, khiến nàng ta đường đột gửi thiệp mừng sinh nhật Bảo Ngọc.
Tình Văn vội nhấc cái nghiên ra, thấy một tờ thiếp, đưa cho Bảo Ngọc xem, một tờ giấy hoa tiên màu phấn hồng, có viết: “Người ngoài cửa là Diệu Ngọc kính chúc ngày sinh nhật”. Bảo Ngọc xem xong, nhảy lên hỏi:
– Ai nhận được giấy này lại không cho tôi biết?
Nếu người đọc hiện đại tặc lưỡi, “có sao đâu nhỉ?” thì xin hãy nhớ đó là thời nào, trật tự phong kiến ra sao, và Diệu Ngọc là ai! Diệu Ngọc tự xưng là “người ngoài cửa,” ý rằng mình nằm ngoài cuộc sống xô bồ, nhưng tâm hồn nàng thì lại ngập tràn hình ảnh Bảo Ngọc. Chỉ có cậu ngốc Bảo Ngọc mới khờ khạo cho rằng “cô ấy không phải là người trong đám trần tục, mà là đứng ngoài cuộc đời” chứ Hình Tụ Yên là người kín đáo hiểu đời thì đã biết tỏng:
Tụ Yên nghe vậy, đưa mắt ngắm nghía Bảo Ngọc một lúc, cười bảo:
– Tục ngữ nói: “Tai nghe không bằng mắt thấy”, không trách được Diệu Ngọc lại đưa cái thiếp này cho cậu, cũng không trách được năm ngoái cô ấy cho cậu cành hoa mai.
Tụ Yên biết rõ đầu đuôi Diệu Ngọc tự xưng “người ngoài cửa” vì yêu thích hai câu thơ “Cửa sắt nghìn năm dầu vững chắc, Đốt bùn một nắm cũng chôn vùi.” nhưng một khi được diện kiến tướng mạo phong lưu của Bảo Ngọc, Tụ Yên hiểu ngay Diệu Ngọc đã đem lòng tương tư cậu ta. Cái nghiệp của Diệu Ngọc là đi tu mà chưa trót đời, yêu người mà không dám nói. Tình cảnh hôm nàng cùng hoạ thơ với Đại Ngọc và Tương Vân diễn tả rất hay nội tâm Diệu Ngọc:
“Diệu Ngọc cười nói:
– Thấy các người thưởng trăng, lại nghe tiếng sáo thổi, tiện đường tôi cũng đến đây ngắm cảnh nước trong trăng sáng một chút.
[…]
Hai người cầm lấy xem, thấy Diệu Ngọc làm tiếp:
Đỉnh vàng nghi ngút huơng nồng,
Long lanh châu ngọc như lồng màu son.
Nghe tiêu gái góa nỉ non,
Ôm chăn nhờ có a hoàn ủ cho.
Màn không, phượng những thẫn thờ,
Bình phong quạnh quẽ, uyên vơ vẩn hồn.
[…]”
Trong Đại Quan viên có am Thủy Nguyệt là nơi các ni cô tình tứ với Giả Cần, là nơi Trí Năng hẹn hò cùng Tần Chung. Thuỷ Nguyệt là bóng trăng trong nước, nhìn thì đẹp đẽ nhưng không có thực, ngoài ra động cái là tan vỡ. Trăng trên bầu trời, bóng trong làn nước, tuy nhìn thấy, nhưng mò không thấy. Rốt cuộc vẫn là không. Tu hành như Diệu Ngọc chẳng khác nào tìm trăng đáy nước. Nửa đêm nàng vẫn chưa ngủ, lại ra ngoài ngắm trăng gió vẩn vơ, phải chăng có tâm sự gì kín đáo? Nếu bạn đọc nghĩ tôi quá đa nghi thì xin mời đọc bài thơ Diệu Ngọc làm sau đó. Một ni cô mà lại nhắc đến đỉnh vàng, hương nồng, châu ngọc, phấn son, lại thấy chăn gối lạnh đến mức thẫn thờ, nỉ non ai oán thì có lẽ ni cô đó nên hoàn tục sớm thôi!
Cành hồng mai đi trước, thiệp sinh nhật theo sau. Đến khi giáp mặt Bảo Ngọc lần cuối cùng, Diệu Ngọc đã không còn có thể che giấu được tình cảm của mình.
Vừa nói, vừa chào Diệu Ngọc, lại cười hỏi:
– Cô Diệu không mấy khi ra khỏi cửa thiền, hôm nay có duyên nợ gì lại xuống trần chơi thế?
Diệu Ngọc nghe nói bỗng dưng đôi má ửng đỏ, cũng không trả lời, chỉ cúi đầu xuống nhìn bàn cờ.
Bảo Ngọc tự nghĩ mình láu táu quá, liền cười và nói lấy lòng:
– Con nhà tu hành thật không giống như bọn người trần tục chúng tôi. Trước hết là giữ lòng cho yên tĩnh; yên tĩnh thì thông minh; thông minh thì sáng suốt.
Bảo Ngọc nói chưa xong, thấy Diệu Ngọc nhè nhẹ ngước mắt lên, nhìn Bảo Ngọc một cái, rồi lại cúi đầu xuống, đôi má dần dần ửng đỏ. Bảo. Ngọc thấy cô ta không để ý gì đến mình, liền thẫn thờ ngồi xuống một bên.
Tích Xuân còn muốn đánh cờ nữa, Diệu Ngọc chậm chạp nói:
– Chốc nữa hãy đánh.
Cô ta liền đứng dậy sửa lại xiêm áo rồi lại ngồi xuống, vơ vẩn hỏi Bảo Ngọc:
– Cậu ở đâu lại đây?
Bảo Ngọc đang cố chờ Diệu Ngọc lên tiếng hỏi để chống chế câu nói của mình lúc trước, bỗng lại nghĩ: “Hay là câu hỏi của Diệu Ngọc có mưu mô gì chăng?” Liền đỏ mặt lên, nói không ra lời. Diệu Ngọc mỉm cười đoạn nói chuyện với Tích Xuân. Tích Xuân cũng cười, nói:
– Anh Hai này, điều đó có gì khó trả lời? Anh lại không nghe người ta thường nói: “Ở chỗ mình mà đến” à? Thế mà cũng đỏ mặt lên, giống như thấy người lạ ấy?
Diệu Ngọc nghe câu ấy, nghĩ thầm đến bộ dạng mình lúc vừa rồi, động lòng nóng má, tất nhiên là má cũng đỏ, cô ta cảm thấy ngượng, liền đứng dậy nói:
– Tôi đến lâu rồi, phải về am đây.
Đến đoạn này thì Bảo Ngọc có khờ đến mấy chắc cũng phải chột dạ. Cảnh tượng éo le vừa rồi khiến Tích Xuân đã ngầm hiểu và trong bụng có sự so sánh rằng mình đi tu thì hợp lý hơn nhiều. Tích Xuân sau này nghĩ: “Diệu Ngọc tuy là trong sạch, nhưng trần duyên chưa dứt. Tiếc thay mình lại sinh ở nhà này, tu hành không tiện; nếu mình được tu hành, làm gì có tà ma nhiễu hại! Chắc chắn sẽ lửa lòng lạnh tắt, duyên nghiệp sạch không.” Sau đó Bảo Ngọc đưa Diệu Ngọc ra về, trên đường hai người lại tình cờ nghe bản đàn não nùng đến mức đứt dây của Đại Ngọc, (“Định sẵn chừ, hoài công lo lắng, Sao bằng trăng giữa trời kia lòng trong trắng“) khiến Diệu Ngọc “thất sắc, đứng dậy vội vàng chạy đi.” Có thể nói những lời này đã chạm đến chỗ sâu kín trong tâm sự của Diệu Ngọc, lại cộng thêm sự có mặt của Bảo Ngọc, khiến tâm thần cô ta bị kích động mạnh mẽ. Đêm hôm đó Diệu Ngọc về Chùa đọc kinh phật, nhưng ác thay lại có hai con mèo động tình ở đâu đến gù nhau, khiến cô ta bị khêu gợi. Chả trách ông Lâm Ngữ Đường đã khinh bỉ gọi Diệu Ngọc là người đàn bà cuồng dâm.
Diệu Ngọc sực nhớ lời nói Bảo Ngọc lúc ban ngày, bỗng thấy động lòng nóng tai, vội vàng ổn định lại tâm thần, đi vào buồng thiền, lại lên giường ngồi. Nhưng khốn nỗi thần hồn bất định, hình như muôn ngựa ruổi rong, rồi cảm thấy như là cái giường cứ lắc lư, thân mình không còn ở trong am nữa. Cô thấy có rất nhiều vương tôn công tử đòi cưới mình làm vợ; lại thấy có nhiều bà mối lôi lôi kéo kéo, đẩy mình lên xe, mà mình thì không chịu đi. Một chốc lại thấy kẻ cướp, kẻ trộm cầm dao vác gậy đến bức bách mình. Diệu Ngọc đành phải khóc rầm lên và kêu cứu.
Bọn ni cô, đạo bà trong am nghe tiếng, đều thắp đèn đuốc tới xem, thì thấy Diệu Ngọc hai tay duỗi ra, miệng sè nước bọt. Họ vội vàng gọi tỉnh lại, thấy hai mắt Diệu Ngọc trừng lên, hai má đỏ thắm, miệng mắng:
– Tao có bồ tát phù hộ, bọn kẻ cướp chúng bay dám làm gì?
Mọi người nghĩ Diệu Ngọc bị âm hồn quấy nhiễu, ai ngờ chính tâm ma của cô ta là ngọn núi lửa phun trào, cuốn Diệu Ngọc vào vòng xoáy dục vọng. Căn bệnh của Diệu Ngọc được miêu tả mang nhiều tính ẩn dụ hơn là bệnh thật. Ông thầy lang bảo Diệu Ngọc bị “tà hỏa nhập vào tim”, hoả là lửa, chính là ý nói Diệu Ngọc có trái tim nóng bỏng.
Tin này đồn ra ngoài, bọn chơi bời lêu lổng nghe được, liền bịa đặt ra nhiều chuyện không đâu. Chúng nói:
– Người chừng ấy tuổi, chịu làm sao được? Vả lại hình dáng phong lưu, tính tình linh lợi, sau này chẳng biết lọt vào tay ai, thì người ấy tốt phúc.
Cuối cùng số phận của Diệu Ngọc đã lọt vào tay ai? Số phận Diệu Ngọc đến hồi kết ở chương “Sống đầy oan nghiệt. Diệu Ngọc bị giặc cướp đi.” Nhan sắc xinh đẹp mà nàng ra sức bảo vệ đã khiến một tên cướp động lòng khi nhìn trộm nàng đánh cờ cùng Tích Xuân. Không kìm được, y bèn dùng muội hương lẻn tới am Lũng Thúy để bắt cóc nàng.
Lúc bấy giờ Diệu Ngọc vẫn tỉnh táo, chỉ không cử động được, nghĩ bụng: “Nó muốn giết mình chăng? Nhưng đã quyết liều mạng, nên cũng không sợ”. Nào ngờ tên kia giắt dao vào sau lưng, giơ tay ra, nhẹ nhàng ôm Diệu Ngọc dậy, đùa cợt một hồi rồi cõng lên trên lưng. Lúc bấy giờ Diệu Ngọc mê man ngây ngất. Thương thay! Một người con gái trong sạch, bị kẻ cướp dùng muội hương làm cho mê mẩn, để mặc cho nó trêu đùa. Tên giặc kia cõng Diệu Ngọc đến bên tường sau vườn, dùng thang dây leo qua. Bên ngoài đã có đồ đảng của nó đem xe chờ sẵn. Người kia để Diệu Ngọc vào trong xe, ngoài treo một chiếc đèn lồng có dấu hiệu quan chức rồi vội vàng đi đến cửa thành. Lúc ấy chính là giờ mở cửa. Quan coi thành chỉ nghĩ là người có việc quan đi ra ngoài nên cũng không kịp tra hỏi. Ra khỏi thành rồi, tên kẻ cướp giục ngựa đi, chừng hai mươi dặm, đến một nơi cùng bọn đồ đảng gặp mặt rồi chia đường đi về miền biển Nam Hải. Không biết sau khi Diệu Ngọc bị cướp đi, có cam chịu nhơ nhớp hay không chịu khuất phục mà chết, chẳng rõ ra sao, khó lòng đoán ra được.
Theo như ông Dư Anh Thời đã nhận xét, “Diệu Ngọc là một người thanh sạch đệ nhất trong thế giới lí tưởng Đại Quan Viên, và sau khi thế giới đó tan vỡ lại là người lưu lạc vào chốn ô uế nhất của thế giới hiện thực.” Trong Hồng Lâu Mộng người ta đồn đại “Diệu Ngọc động lòng tình dục, bỏ đi theo người” liệu có oan uổng? Bảo Ngọc thì đau buồn, phân vân tự hỏi: “Con người như thế, thường tự xưng là “Người ngoài cửa”, sao mà kết cục lại như thế?” Thái độ của những người khác trong Giả phủ với Diệu Ngọc thì không mấy tốt đẹp:
– Hôm trước nghe nói sư phụ Diệu Ngọc ở am Lũng Thúy đã đi theo người ta phải không?
– Câu nói ấy ở đâu ra thế? Ai nói coi chừng sẽ bị cắt lưỡi đấy? Người ta bị kẻ cướp bắt đi, sao lại nói bậy như vậy?
– Sư phụ Diệu Ngọc là người kỳ quặc, chúng tôi sợ cô ta bày đặt ra thôi. Trước mặt cô, nói ra thì không tiện, chứ cô ta có phải như bọn quê mùa chúng tôi đâu. Chúng tôi chỉ biết tụng kinh niệm Phật, sám hối cho người khác, và cũng tu lấy thiện quả cho mình.
Nhưng đã tu thì phải tu cho đứng đắn. Sư phụ Diệu Ngọc cứ cho mình tài giỏi hơn chúng tôi, cứ chê bọn chúng tôi là tục. Biết đâu có tục mới có “duyên lành”. Còn mình, rốt cuộc lại gặp phải điều khổ lớn!
Nay cô Diệu Ngọc không biết đi đâu rồi. Bao nhiêu nhà cửa ở đó, ni cô giữ nhà cho Diệu Ngọc. không dám làm chủ, chỉ mong có một người trong phủ đến trông coi.Mọi người nói:
– Cái cô Diệu Ngọc nào đó tu ở trong am Lũng Thúy của phủ ta, chẳng phải đã bị người nào bắt đi đấy sao? Có phải người con gái bị bất ấy chính là cô ta không!
Giả Hoàn nói:
– Chắc là cô ta!
– Sao cậu biết được?
– Cái con Diệu Ngọc ấy thực đáng ghét. Suốt ngày nó hay làm bộ, nhưng hễ thấy anh Bảo Ngọc là nó vui tươi hớn hở; có gặp tôi thì nó không thèm nhìn. Nếu quả thực nó bị giết thì tôi cũng thỏa lòng! Giả Vân nói:
– Cũng có phần đáng tin. Hôm trước có người nói một đạo bà trong am ấy nằm mộng thấy Diệu Ngọc bị người ta giết chết rồi.”
Lá số tiền định của Diệu Ngọc đã định cho nàng là viên ngọc quý lấm bùn:
“Muốn sạch mà không sạch
Rằng không chửa hẳn không
Thương thay mình vàng ngọc
Bùn lầy sa vào trong.”
Số phận Diệu Ngọc là phải chịu ô nhục, vừa không thể giữ tấm thân trong sạch, vừa không thể giữ tâm hồn không vướng bụi trần, miễn cưỡng diệt dục, yêu Bảo Ngọc mà lại thất thân với kẻ cướp, cuối cùng lênh đênh không biết về đâu. Hoàn cảnh sống nơi phồn hoa, chết trong loạn lạc này có chút điểm tương đồng với Tào Tuyết Cần. Ông chỉ miêu tả Diệu Ngọc, nhường phần phán xét nàng cho người đọc. Nhưng một thân phận bị giày xéo phũ phàng làm vậy, chúng ta nỡ lòng nào không thương xót sao?
*
Diệu Ngọc trong Hồng Lâu Mộng là một nhân vật có thân phận cực kì đặc biệt. Trong 80 hồi đầu nàng chỉ ra mặt chính thức trong có hai hồi 41 và 76. Người đọc khi nghĩ tới nàng thường chỉ có “à, ni cô xinh đẹp trong Đại Quan Viên”, nhưng ít ai nhận ra rằng nàng là người có trái tim nồng cháy chỉ kém Bảo Ngọc và Đại Ngọc.
Cuộc đời Diệu Ngọc là một cuộc đấu tranh vật lộn với cám dỗ, số phận của nàng bi thảm suy cho cùng cũng chỉ tại một chữ “tình”. Một ni cô, theo lẽ thường đã rũ bỏ hết tục lụy mà lại đa tình đến vậy sao?
Vài lời về thân thế của Diệu Ngọc:
Ngoài ra có một vị sư cô để tóc, tên Diệu Ngọc, là người Tô Châu. Cô này dòng dõi nhà quan, khi bé lắm bệnh, phải làm bao nhiêu hình nhân thế mạng, vẫn không khỏi; sau cùng phải xuất gia vì thế đi tu mà vẫn để tóc. Năm nay cô ta mười tám tuổi, bố mẹ chết cả, chỉ còn có hai người vú và một a hoàn hầu hạ. Cô này chữ nghĩa rất thông, kinh kệ thuộc lòng, người lại đẹp.
Mới nghe qua, tưởng chừng Diệu Ngọc là một tấm gương sáng trong Phật môn, nhưng nhìn kỹ thì không hẳn. Một, mục đích tu hành của Diệu Ngọc không vì đam mê kinh kệ, càng không vì yêu mến cửa thiền, mà để cầu sức khỏe – một mục đích mang tính cá nhân và… chẳng liên quan gì đến Phật pháp lắm. Hai là, người đi tu phải “một hạt gạo cũng nhặt bỏ mồm, một sợi tơ cũng khoác che thân” nhưng Diệu Ngọc lại có đến ba, bốn kẻ hầu người hạ, vẫn giữ lối sống con nhà tiểu thư.
Ngoài ra, đã tu hành thì nên coi mọi thứ là không, thân thể chỉ là cái túi da, nhưng Diệu Ngọc vẫn gắn bó với mái tóc của mình. Bộ tóc mây mượt mà là nét đẹp của người phụ nữ, Diệu Ngọc rõ ràng vẫn còn sân si với đời nên không nỡ từ bỏ nhan sắc của mình. Nhìn một cách rộng hơn, mái tóc mỗi người biểu tượng cho sợi dây liên kết với thế giới trần tục và tình cảm trai gái. Các đôi tình nhân thường tặng nhau món tóc làm tin. Khi Liễu Tương Liên và Uyên Ương thề dứt bỏ tình ái đều cắt tóc. Bảo Ngọc và Tích Xuân khi đi tu thì cạo trọc đầu. Diệu Ngọc thân nhờ cửa Phật nhưng vẫn giữ mái tóc, chứng tỏ nàng ta vẫn “chân trong chân ngoài,” chưa một lòng một dạ với việc tu hành, đúng như Hình Tụ Yên nhận xét, “Thực đúng như tục ngữ nói: ‘Sư không phải sư, tục không phải tục, gái không phải gái, trai không phải trai’, chẳng ra nghĩa lý gì cả! “
Điều đáng nói thứ hai về Diệu Ngọc là tính cách kiêu kỳ, cao ngạo. Diệu Ngọc tự nghĩ mình là con gái nhà quan, không chịu lời hiệu triệu của kẻ khác, khiến Vương phu nhân phải đích thân viết thư mời mới chịu đến, bản thân lại ưa sạch sẽ đến mức bệnh hoạn. Xin đọc đoạn sau:
Giả mẫu uống nước xong, dẫn già Lưu đến am Lũng Thúy. Diệu Ngọc đón chào. Mọi người vào đến sân, thấy hoa tươi cây tốt, Giả mẫu cười nói:
– Bọn họ tu hành rỗi việc, hay sửa sang, trông đẹp hơn các nơi nhiều.
Vừa nói vừa đi lên thiền đường bên đông. Diệu Ngọc cười mời vào trong nhà, Giả mẫu nói:
– Chúng tôi vừa uống rượn, ăn thịt xong, trong nhà thờ Phật vào sợ mắc tội; ngồi ở đây thôi. Người cứ mang trà ngon ra, chúng tôi uống một chén rồi đi.
Bảo Ngọc để ý xem cách tiếp đãi của Diệu Ngọc như thế nào, thấy Diệu Ngọc mang cái khay nhỏ kiểu hoa hải đường, sơn bốn chữ vàng “vân long hiến thọ”, trong đặt một cái chén sứ Châu Thành năm màu dâng lên.
[…]
Diệu Ngọc kéo áo Bảo Thoa và Đại Ngọc đi ra. Bảo Ngọc cũng khe khẽ đi theo. Diệu Ngọc mời hai người vào buồng bên cạnh. Bảo Thoa ngồi ở trên giường, Đại Ngọc ngồi ở chiếu tụng kinh của Diệu Ngọc. Diệu Ngọc lấy bếp lò đun nước, pha một ấm trà khác. Bảo Ngọc khẽ chạy đến, cười nói:
– Các cô uống trà riêng đấy à?
Hai người đều cười nói:
– Anh lại đến uống gạ! Đây không có trà cho anh uống đâu.
Diệu Ngọc đang định ra lấy chén, thấy bà già đã thu dọn ấm chén ở ngoài sân. Diệu Ngọc vội nói:
– Đừng cất cái chén sứ Châu Thành vội, hãy để ở ngoài ấy.
Bảo Ngọc hiểu ý, biết là già Lưu uống chén ấy, sợ bẩn nên cô ta không dùng nữa. Sau Diệu Ngọc lại mang hai cái chén khác ra, một cái có quai, trên khắc ba chữ lệ “cô kiều trác”(2), bên cạnh có một hàng chữ nhỏ, viết chân phương “Vương Khải trân ngoạn”(3); lại có một hàng chữ nhỏ nữa viết “Tống Nguyên Phong ngũ niên tứ nguyệt My Sơn Tô Thức kiến ư bí phủ”(4). Diệu Ngọc rót một chén đưa cho Bảo Thoa. Còn một chén dáng như cái bát nhưng mà nhỏ, cũng có ba chữ “điểm tế kiều”(5) khắc lối triện. Diệu Ngọc pha trà vào chén và đưa mời Đại Ngọc, rồi lấy cái chén ngọc xanh của mình thường dùng pha cho Bảo Ngọc. Bảo Ngọc cười nói:
– Người ta thường nói “thế pháp bình đẳng”(6), sao hai cô được dùng đồ cổ quý, mà tôi lại phải dùng đồ tục này?
Diệu Ngọc nói:
– Thế là đồ tục à? Không phải tôi nói liều đâu, nhà cậu chưa chắc đã tìm ra được cái đồ tục này!
– Tục ngữ nói “Vào làng phải theo làng”, đến đây thì nhưng đồ vàng ngọc châu báu đều cho là tục cả.
Diệu Ngọc nghe nói thích lắm, lại lấy ra một cái chén lớn làm bằng gốc trúc chạm rồng cuộn ngoằn ngoèo nhiều khúc, cười nói:
– Chỉ còn có một cái chén nhớn này thôi, cậu có thể uống hết được không?
– Uống hết được.
– Dù uống hết, cũng chẳng phí trà đâu cho cậu uống. Cậu không nghe người ta nói: “Uống chén thứ nhất là để thưởng thức mùi vị trà, chén thứ hai là phường ngu xuẩn uống cho khỏi khát, đến chén thứ ba là con trâu con lừa uống rồi”. Bây giờ cậu uống cả một chén lớn này còn ra cái gì nữa.
Bảo Thoa, Đại Ngọc và Bảo Ngọc nghe xong đều cười ầm lên. Diệu Ngọc cầm bình nước chỉ rót độ một chén con vào chén lớn, Bảo Ngọc nhấm nháp từng tí, thấy hương vị mát nhẹ, khen ngợi không ngớt. Diệu Ngọc nghiêm nét mặt nói:
– Cậu nhờ phúc của hai cô mới được uống trà này, chứ một mình cậu thì tôi không mời đâu.
Bảo Ngọc cười nói:
– Tôi biết lắm, vì thế tôi không cám ơn người, chỉ cám ơn hai cô thôi.
Diệu Ngọc nói: “Đúng đấy”.
Đại Ngọc hỏi:
– Đây cũng là nước mưa năm ngoái phải không?
Diệu Ngọc cười nhạt:
– Cô mà lại là người rất tục, ngay nước uống không biết nếm. Đó là tuyết ở trên hoa mai mà năm năm về trước tôi lấy ở chùa Huyền Mộ Bàn Hương đấy, chỉ chứa được đầy một lọ hoa màu xanh thôi. Tôi chôn xuống đất để dành mãi, không uống, đến hè năm nay mới đào lên. Tôi chỉ uống một lần, nay là lần thứ hai cô nếm cũng không biết à? Nước mưa năm ngoái làm gì có hương vị mát dịu như thế? Uống thế nào được?
Bảo Thoa biết Diệu Ngọc có tính dở hơi, không thích nói nhiều, cũng không thích ngồi lâu; uống nước xong, rủ Đại Ngọc đi ra. Bảo Ngọc nói với Diệu Ngọc:
– Cái chén bà già uống lúc nãy, tuy bẩn, nhưng vất đi thật đáng tiếc! Cứ ý tôi, nên cho bà già nghèo ấy đem bán cũng có thể sống qua ngày. Người thấy có được không?
Diệu Ngọc nghĩ một lúc gật đầu nói:
– Thôi được. May tôi chưa uống đến cái chén ấy bao giờ. Đã uống rồi thì tôi đập đi, không khi nào đem cho bà ấy. Cậu muốn cho bà ấy, xin mang ngay đi.
– Như thế là phải. Khi nào người lại thèm nói chuyện với bà ấy? Nếu nói chuyện với bà ta thì người cũng bị bẩn lây. Cứ đưa cho tôi là được.
Diệu Ngọc sai người mang cái chén đưa cho Bảo Ngọc, Bảo ngọc cầm lấy rồi nói:
– Khi chúng tôi ra về, sẽ bảo mấy đứa hầu nhỏ ra sông gánh mấy thùng nước rửa nhà, có được không?
– Thế thì tốt. Nhưng cậu dặn họ, gánh nước về cứ để ở chân tường ngoài cửa thôi, đừng mang vào đây.
– Đúng thế.
Rồi Bảo Ngọc cầm lấy cái chén đưa cho người nhà Giả mẫu và bảo:
– Ngày mai già Lưu về, mày đưa cái này cho già ấy.
Ngay lúc đó, Giả mẫu đã ra, muốn về. Diệu Ngọc cũng không giữ lại, đưa Giả mẫu ra đến cửa ngoài, rồi quay lại đóng cửa.
Đoạn này quả thật rất thú vị. Ở hồi 40, khi Giả mẫu đến thăm Hành Vu uyển của Bảo Thoa thì thấy: “Những cỏ lạ dây tiên, càng lạnh bao nhiêu thì lại càng xanh tốt bấy nhiêu…Vào đến trong nhà, thấy trắng tinh không có một thứ đồ chơi nào cả.” Tào Tuyết Cần vốn khéo mượn cảnh để nói người, ông tả Hành Vu uyển để khắc hoạ đươc tính cách lãnh đạm của Bảo Thoa. Ở đây thì ngược lại, Diệu Ngọc tuy là ni cô nhưng “hoa tươi cây tốt” trong nhà thì có “khay nhỏ kiểu hoa hải đường, sơn bốn chữ vàng ‘vân long hiến thọ’, trong đặt một cái chén sứ Châu Thành năm màu”, loè loẹt chẳng khác gì nhà trưởng giả. Rồi Diệu Ngọc không để bà già uống chén của mình, nhưng lại uống cùng chén với Bảo Ngọc, chứng tỏ nàng đã có cảm tình đặc biệt với cậu ta. Diệu Ngọc tu nhưng chỉ là tu… ngoài miệng chứ còn lâu đạt đến độ tiêu diêu thoát tục. Thế nhưng nàng ta lại rất thích tỏ ra hơn đời, rằng ta đây thanh sạch, cư xử khác thường. Sự giả dối của Diệu Ngọc không qua được mắt Bảo Thoa, nên nàng không ưa Diệu Ngọc cũng phải. Cả Lý Hoàn cũng từng nói là ghét Diệu Ngọc. Sự kỳ thị của Diệu Ngọc với già Lưu tội nghiệp càng khiến người đọc thấy Diệu Ngọc cao quý thì ít mà hợm hĩnh thì nhiều. Già Lưu là một bà già nghèo khổ nhưng tấm lòng rất trong sạch, tuy nhiên Diệu Ngọc chỉ nhìn thấy vẻ ngoài lam lũ của bà mà coi thường; đây là chỗ chưa giác ngộ của nàng ta.
Bi kịch thật sự của Diệu Ngọc bắt đầu khi nàng ta bắt đầu động lòng phàm trần. Bảo Ngọc chính là làn gió xuân thổi vào mặt ao phẳng lặng của nàng. Những người không tin rằng Diệu Ngọc có một tâm hồn yêu đương cuồng nhiệt chỉ cần nhìn vào loài hoa biểu trưng cho nàng. Đại Ngọc nhìn hoa đào rụng thì thương hoa rồi liên tưởng đến thân phận của mình mà làm bài “Táng hoa từ“, màu hồng nhạt của hoa ứng với tâm tình thiếu nữ vừa rung động của cô lâm. Diệu Ngọc thì sao?
Bảo Ngọc đi đến dưới dốc núi vừa vòng qua chân núi, đã ngửi thấy mùi hương lạnh. Quay lại, am Lũng Thúy của Diệu Ngọc ngay đó có mấy chục cây hồng mai, đỏ thắm như son, chiếu xuống màn tuyết càng thêm chói lọi, trông rất đẹp mắt.
Trong Hồng Lâu Mộng một bông hoa một chiếc lá cũng có tình là vậy. Diệu Ngọc tuy thân ở chốn tu hành lạnh lẽo (tuyết) nhưng cảm xúc trai gái trong lòng nàng đã bắt đầu trỗi dậy cuồng nhiệt chẳng khác nào những cây hồng mai rực rỡ kia, không cách nào ngăn nổi. Màu hồng mai đỏ đậm hơn màu hoa đào là hàm ý rằng Diệu Ngọc còn khao khát yêu đương hơn Đại Ngọc. Tên Diệu Ngọc có nghĩa là viên ngọc kì diệu, nhưng chữ Ngọc (玉) lại đồng âm với chữ Dục (慾). Tào Tuyết Cần gửi Diệu Ngọc vào chốn thiền môn, nhưng vẫn để nàng mang trong mình dục vọng. Khi Bảo Ngọc nằm mộng tới Thái Hư ảo cảnh có thấy gặp bốn nàng tiên – Si Mộng tiên cô, Chung Tình đại sĩ, Dẫn Sầu kim nữ, Độ Hận bồ đề. Bốn người này chính là hiện thân trên trời của bốn tiểu thư bầu bạn với Bảo Ngọc dưới cõi trần: Đại Ngọc, Bảo Thoa, Tương Vân, Diệu Ngọc. Danh hiệu “Độ Hận bồ đề” chính dành cho người đi tu Diệu Ngọc.
Các chị em trong Đại Quan viên đã bắt Bảo Ngọc đi “phỏng Diệu Ngọc khất hồng mai.” Tào Tuyết Cần không mô tả cuộc gặp gỡ xin cành hồng mai của Bảo Ngọc với Diệu Ngọc ra sao, người đọc chỉ có thể… đoán mò. Nhưng một điều chắc chắn: sau cuộc gặp gỡ lần thứ hai đó, tình cảm Diệu Ngọc dành cho Bảo Ngọc đã phát triển lên một tầng cao mới, khiến nàng ta đường đột gửi thiệp mừng sinh nhật Bảo Ngọc.
Tình Văn vội nhấc cái nghiên ra, thấy một tờ thiếp, đưa cho Bảo Ngọc xem, một tờ giấy hoa tiên màu phấn hồng, có viết: “Người ngoài cửa là Diệu Ngọc kính chúc ngày sinh nhật”. Bảo Ngọc xem xong, nhảy lên hỏi:
– Ai nhận được giấy này lại không cho tôi biết?
Nếu người đọc hiện đại tặc lưỡi, “có sao đâu nhỉ?” thì xin hãy nhớ đó là thời nào, trật tự phong kiến ra sao, và Diệu Ngọc là ai! Diệu Ngọc tự xưng là “người ngoài cửa,” ý rằng mình nằm ngoài cuộc sống xô bồ, nhưng tâm hồn nàng thì lại ngập tràn hình ảnh Bảo Ngọc. Chỉ có cậu ngốc Bảo Ngọc mới khờ khạo cho rằng “cô ấy không phải là người trong đám trần tục, mà là đứng ngoài cuộc đời” chứ Hình Tụ Yên là người kín đáo hiểu đời thì đã biết tỏng:
Tụ Yên nghe vậy, đưa mắt ngắm nghía Bảo Ngọc một lúc, cười bảo:
– Tục ngữ nói: “Tai nghe không bằng mắt thấy”, không trách được Diệu Ngọc lại đưa cái thiếp này cho cậu, cũng không trách được năm ngoái cô ấy cho cậu cành hoa mai.
Tụ Yên biết rõ đầu đuôi Diệu Ngọc tự xưng “người ngoài cửa” vì yêu thích hai câu thơ “Cửa sắt nghìn năm dầu vững chắc, Đốt bùn một nắm cũng chôn vùi.” nhưng một khi được diện kiến tướng mạo phong lưu của Bảo Ngọc, Tụ Yên hiểu ngay Diệu Ngọc đã đem lòng tương tư cậu ta. Cái nghiệp của Diệu Ngọc là đi tu mà chưa trót đời, yêu người mà không dám nói. Tình cảnh hôm nàng cùng hoạ thơ với Đại Ngọc và Tương Vân diễn tả rất hay nội tâm Diệu Ngọc:
“Diệu Ngọc cười nói:
– Thấy các người thưởng trăng, lại nghe tiếng sáo thổi, tiện đường tôi cũng đến đây ngắm cảnh nước trong trăng sáng một chút.
[…]
Hai người cầm lấy xem, thấy Diệu Ngọc làm tiếp:
Đỉnh vàng nghi ngút huơng nồng,
Long lanh châu ngọc như lồng màu son.
Nghe tiêu gái góa nỉ non,
Ôm chăn nhờ có a hoàn ủ cho.
Màn không, phượng những thẫn thờ,
Bình phong quạnh quẽ, uyên vơ vẩn hồn.
[…]”
Trong Đại Quan viên có am Thủy Nguyệt là nơi các ni cô tình tứ với Giả Cần, là nơi Trí Năng hẹn hò cùng Tần Chung. Thuỷ Nguyệt là bóng trăng trong nước, nhìn thì đẹp đẽ nhưng không có thực, ngoài ra động cái là tan vỡ. Trăng trên bầu trời, bóng trong làn nước, tuy nhìn thấy, nhưng mò không thấy. Rốt cuộc vẫn là không. Tu hành như Diệu Ngọc chẳng khác nào tìm trăng đáy nước. Nửa đêm nàng vẫn chưa ngủ, lại ra ngoài ngắm trăng gió vẩn vơ, phải chăng có tâm sự gì kín đáo? Nếu bạn đọc nghĩ tôi quá đa nghi thì xin mời đọc bài thơ Diệu Ngọc làm sau đó. Một ni cô mà lại nhắc đến đỉnh vàng, hương nồng, châu ngọc, phấn son, lại thấy chăn gối lạnh đến mức thẫn thờ, nỉ non ai oán thì có lẽ ni cô đó nên hoàn tục sớm thôi!
Cành hồng mai đi trước, thiệp sinh nhật theo sau. Đến khi giáp mặt Bảo Ngọc lần cuối cùng, Diệu Ngọc đã không còn có thể che giấu được tình cảm của mình.
Vừa nói, vừa chào Diệu Ngọc, lại cười hỏi:
– Cô Diệu không mấy khi ra khỏi cửa thiền, hôm nay có duyên nợ gì lại xuống trần chơi thế?
Diệu Ngọc nghe nói bỗng dưng đôi má ửng đỏ, cũng không trả lời, chỉ cúi đầu xuống nhìn bàn cờ.
Bảo Ngọc tự nghĩ mình láu táu quá, liền cười và nói lấy lòng:
– Con nhà tu hành thật không giống như bọn người trần tục chúng tôi. Trước hết là giữ lòng cho yên tĩnh; yên tĩnh thì thông minh; thông minh thì sáng suốt.
Bảo Ngọc nói chưa xong, thấy Diệu Ngọc nhè nhẹ ngước mắt lên, nhìn Bảo Ngọc một cái, rồi lại cúi đầu xuống, đôi má dần dần ửng đỏ. Bảo. Ngọc thấy cô ta không để ý gì đến mình, liền thẫn thờ ngồi xuống một bên.
Tích Xuân còn muốn đánh cờ nữa, Diệu Ngọc chậm chạp nói:
– Chốc nữa hãy đánh.
Cô ta liền đứng dậy sửa lại xiêm áo rồi lại ngồi xuống, vơ vẩn hỏi Bảo Ngọc:
– Cậu ở đâu lại đây?
Bảo Ngọc đang cố chờ Diệu Ngọc lên tiếng hỏi để chống chế câu nói của mình lúc trước, bỗng lại nghĩ: “Hay là câu hỏi của Diệu Ngọc có mưu mô gì chăng?” Liền đỏ mặt lên, nói không ra lời. Diệu Ngọc mỉm cười đoạn nói chuyện với Tích Xuân. Tích Xuân cũng cười, nói:
– Anh Hai này, điều đó có gì khó trả lời? Anh lại không nghe người ta thường nói: “Ở chỗ mình mà đến” à? Thế mà cũng đỏ mặt lên, giống như thấy người lạ ấy?
Diệu Ngọc nghe câu ấy, nghĩ thầm đến bộ dạng mình lúc vừa rồi, động lòng nóng má, tất nhiên là má cũng đỏ, cô ta cảm thấy ngượng, liền đứng dậy nói:
– Tôi đến lâu rồi, phải về am đây.
Đến đoạn này thì Bảo Ngọc có khờ đến mấy chắc cũng phải chột dạ. Cảnh tượng éo le vừa rồi khiến Tích Xuân đã ngầm hiểu và trong bụng có sự so sánh rằng mình đi tu thì hợp lý hơn nhiều. Tích Xuân sau này nghĩ: “Diệu Ngọc tuy là trong sạch, nhưng trần duyên chưa dứt. Tiếc thay mình lại sinh ở nhà này, tu hành không tiện; nếu mình được tu hành, làm gì có tà ma nhiễu hại! Chắc chắn sẽ lửa lòng lạnh tắt, duyên nghiệp sạch không.” Sau đó Bảo Ngọc đưa Diệu Ngọc ra về, trên đường hai người lại tình cờ nghe bản đàn não nùng đến mức đứt dây của Đại Ngọc, (“Định sẵn chừ, hoài công lo lắng, Sao bằng trăng giữa trời kia lòng trong trắng“) khiến Diệu Ngọc “thất sắc, đứng dậy vội vàng chạy đi.” Có thể nói những lời này đã chạm đến chỗ sâu kín trong tâm sự của Diệu Ngọc, lại cộng thêm sự có mặt của Bảo Ngọc, khiến tâm thần cô ta bị kích động mạnh mẽ. Đêm hôm đó Diệu Ngọc về Chùa đọc kinh phật, nhưng ác thay lại có hai con mèo động tình ở đâu đến gù nhau, khiến cô ta bị khêu gợi. Chả trách ông Lâm Ngữ Đường đã khinh bỉ gọi Diệu Ngọc là người đàn bà cuồng dâm.
Diệu Ngọc sực nhớ lời nói Bảo Ngọc lúc ban ngày, bỗng thấy động lòng nóng tai, vội vàng ổn định lại tâm thần, đi vào buồng thiền, lại lên giường ngồi. Nhưng khốn nỗi thần hồn bất định, hình như muôn ngựa ruổi rong, rồi cảm thấy như là cái giường cứ lắc lư, thân mình không còn ở trong am nữa. Cô thấy có rất nhiều vương tôn công tử đòi cưới mình làm vợ; lại thấy có nhiều bà mối lôi lôi kéo kéo, đẩy mình lên xe, mà mình thì không chịu đi. Một chốc lại thấy kẻ cướp, kẻ trộm cầm dao vác gậy đến bức bách mình. Diệu Ngọc đành phải khóc rầm lên và kêu cứu.
Bọn ni cô, đạo bà trong am nghe tiếng, đều thắp đèn đuốc tới xem, thì thấy Diệu Ngọc hai tay duỗi ra, miệng sè nước bọt. Họ vội vàng gọi tỉnh lại, thấy hai mắt Diệu Ngọc trừng lên, hai má đỏ thắm, miệng mắng:
– Tao có bồ tát phù hộ, bọn kẻ cướp chúng bay dám làm gì?
Mọi người nghĩ Diệu Ngọc bị âm hồn quấy nhiễu, ai ngờ chính tâm ma của cô ta là ngọn núi lửa phun trào, cuốn Diệu Ngọc vào vòng xoáy dục vọng. Căn bệnh của Diệu Ngọc được miêu tả mang nhiều tính ẩn dụ hơn là bệnh thật. Ông thầy lang bảo Diệu Ngọc bị “tà hỏa nhập vào tim”, hoả là lửa, chính là ý nói Diệu Ngọc có trái tim nóng bỏng.
Tin này đồn ra ngoài, bọn chơi bời lêu lổng nghe được, liền bịa đặt ra nhiều chuyện không đâu. Chúng nói:
– Người chừng ấy tuổi, chịu làm sao được? Vả lại hình dáng phong lưu, tính tình linh lợi, sau này chẳng biết lọt vào tay ai, thì người ấy tốt phúc.
Cuối cùng số phận của Diệu Ngọc đã lọt vào tay ai? Số phận Diệu Ngọc đến hồi kết ở chương “Sống đầy oan nghiệt. Diệu Ngọc bị giặc cướp đi.” Nhan sắc xinh đẹp mà nàng ra sức bảo vệ đã khiến một tên cướp động lòng khi nhìn trộm nàng đánh cờ cùng Tích Xuân. Không kìm được, y bèn dùng muội hương lẻn tới am Lũng Thúy để bắt cóc nàng.
Lúc bấy giờ Diệu Ngọc vẫn tỉnh táo, chỉ không cử động được, nghĩ bụng: “Nó muốn giết mình chăng? Nhưng đã quyết liều mạng, nên cũng không sợ”. Nào ngờ tên kia giắt dao vào sau lưng, giơ tay ra, nhẹ nhàng ôm Diệu Ngọc dậy, đùa cợt một hồi rồi cõng lên trên lưng. Lúc bấy giờ Diệu Ngọc mê man ngây ngất. Thương thay! Một người con gái trong sạch, bị kẻ cướp dùng muội hương làm cho mê mẩn, để mặc cho nó trêu đùa. Tên giặc kia cõng Diệu Ngọc đến bên tường sau vườn, dùng thang dây leo qua. Bên ngoài đã có đồ đảng của nó đem xe chờ sẵn. Người kia để Diệu Ngọc vào trong xe, ngoài treo một chiếc đèn lồng có dấu hiệu quan chức rồi vội vàng đi đến cửa thành. Lúc ấy chính là giờ mở cửa. Quan coi thành chỉ nghĩ là người có việc quan đi ra ngoài nên cũng không kịp tra hỏi. Ra khỏi thành rồi, tên kẻ cướp giục ngựa đi, chừng hai mươi dặm, đến một nơi cùng bọn đồ đảng gặp mặt rồi chia đường đi về miền biển Nam Hải. Không biết sau khi Diệu Ngọc bị cướp đi, có cam chịu nhơ nhớp hay không chịu khuất phục mà chết, chẳng rõ ra sao, khó lòng đoán ra được.
Theo như ông Dư Anh Thời đã nhận xét, “Diệu Ngọc là một người thanh sạch đệ nhất trong thế giới lí tưởng Đại Quan Viên, và sau khi thế giới đó tan vỡ lại là người lưu lạc vào chốn ô uế nhất của thế giới hiện thực.” Trong Hồng Lâu Mộng người ta đồn đại “Diệu Ngọc động lòng tình dục, bỏ đi theo người” liệu có oan uổng? Bảo Ngọc thì đau buồn, phân vân tự hỏi: “Con người như thế, thường tự xưng là “Người ngoài cửa”, sao mà kết cục lại như thế?” Thái độ của những người khác trong Giả phủ với Diệu Ngọc thì không mấy tốt đẹp:
– Hôm trước nghe nói sư phụ Diệu Ngọc ở am Lũng Thúy đã đi theo người ta phải không?
– Câu nói ấy ở đâu ra thế? Ai nói coi chừng sẽ bị cắt lưỡi đấy? Người ta bị kẻ cướp bắt đi, sao lại nói bậy như vậy?
– Sư phụ Diệu Ngọc là người kỳ quặc, chúng tôi sợ cô ta bày đặt ra thôi. Trước mặt cô, nói ra thì không tiện, chứ cô ta có phải như bọn quê mùa chúng tôi đâu. Chúng tôi chỉ biết tụng kinh niệm Phật, sám hối cho người khác, và cũng tu lấy thiện quả cho mình.
Nhưng đã tu thì phải tu cho đứng đắn. Sư phụ Diệu Ngọc cứ cho mình tài giỏi hơn chúng tôi, cứ chê bọn chúng tôi là tục. Biết đâu có tục mới có “duyên lành”. Còn mình, rốt cuộc lại gặp phải điều khổ lớn!
Nay cô Diệu Ngọc không biết đi đâu rồi. Bao nhiêu nhà cửa ở đó, ni cô giữ nhà cho Diệu Ngọc. không dám làm chủ, chỉ mong có một người trong phủ đến trông coi.Mọi người nói:
– Cái cô Diệu Ngọc nào đó tu ở trong am Lũng Thúy của phủ ta, chẳng phải đã bị người nào bắt đi đấy sao? Có phải người con gái bị bất ấy chính là cô ta không!
Giả Hoàn nói:
– Chắc là cô ta!
– Sao cậu biết được?
– Cái con Diệu Ngọc ấy thực đáng ghét. Suốt ngày nó hay làm bộ, nhưng hễ thấy anh Bảo Ngọc là nó vui tươi hớn hở; có gặp tôi thì nó không thèm nhìn. Nếu quả thực nó bị giết thì tôi cũng thỏa lòng! Giả Vân nói:
– Cũng có phần đáng tin. Hôm trước có người nói một đạo bà trong am ấy nằm mộng thấy Diệu Ngọc bị người ta giết chết rồi.”
Lá số tiền định của Diệu Ngọc đã định cho nàng là viên ngọc quý lấm bùn:
“Muốn sạch mà không sạch
Rằng không chửa hẳn không
Thương thay mình vàng ngọc
Bùn lầy sa vào trong.”
Số phận Diệu Ngọc là phải chịu ô nhục, vừa không thể giữ tấm thân trong sạch, vừa không thể giữ tâm hồn không vướng bụi trần, miễn cưỡng diệt dục, yêu Bảo Ngọc mà lại thất thân với kẻ cướp, cuối cùng lênh đênh không biết về đâu. Hoàn cảnh sống nơi phồn hoa, chết trong loạn lạc này có chút điểm tương đồng với Tào Tuyết Cần. Ông chỉ miêu tả Diệu Ngọc, nhường phần phán xét nàng cho người đọc. Nhưng một thân phận bị giày xéo phũ phàng làm vậy, chúng ta nỡ lòng nào không thương xót sao?
*
*
No comments:
Post a Comment